x
What wrong with you???

Rửa rau quả đúng cách – chuyện “tưởng dễ mà khó”

Ngày nay, các loại rau quả được bày bán trên thị trường thường tiềm ẩn nhiều loại thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực vật mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Những chất này vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ con người nếu rau quả không được xử lý đúng cách. Vì sức khỏe của gia đình, hãy cùng tìm hiểu như thế nào là cách rửa rau quả đúng cách nhé.

1. Vì sao cần rửa rau đúng cách ?

Trước khi ăn rau củ, trái cây, bạn cần biết cách rửa chúng đúng cách. Điều này là hết sức quan trọng vì nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ sâu bệnh, giúp bạn yên tâm hơn về sức khỏe của cả gia đình.

rau_cu_qua

Thông thường, trong quá trình trồng trọt, để phòng trừ sâu bệnh hại cho trái cây, rau củ cũng như giúp chúng sinh trưởng tốt, người nông dân dù ít hay nhiều cũng phải sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Khi đến tay người tiêu dùng, đôi khi các loại rau củ vẫn còn một dư lượng nhỏ các loại hóa chất này.

Chưa kể rau củ quả tiếp xúc trực tiếp với đất đai, mưa nắng, sâu bệnh… sẽ lưu lại rất nhiều vi trùng, vi khuẩn trên bề mặt. Sau đó, trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng còn tiếp xúc qua tay nhiều người, nhiều khách hàng… càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm.

Tuy nhiên, một số người vẫn còn thờ ơ với việc này. Do mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy những chất bẩn hay cặn bã của vi khuẩn bám trên rau quả. Nên chúng ta thường nghĩ chỉ cần rửa 2 – 3 lần với nước sạch là được. Nhưng điều đáng nguy hại rằng, nếu chúng ta không rửa rau đúng cách, về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khoẻ.

  • Gây ngộ độc cấp tính

Dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép trong rau, củ, quả là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính. Biểu hiện của ngộ độc thường là đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ. Các triệu chứng này có thể xảy ra nhanh trong vòng vài giờ sau khi ăn uống. Hoặc có thể kéo dài hơn sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Thậm chí có thể sau 1 – 2 tuần lễ tùy vào loại và mức độ ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm hết sức nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Nó có thể dẫn đến tử vong nếu phát hiện muộn, xử trí không kịp thời.

rua-rau-chuyen-khong-tuong-2

  • Tổn thương hệ thần kinh

Nhiều loại thuốc trừ sâu sản sinh hóa chất Organophosphate sẽ gây ra chất độc ảnh hưởng đến thần kinh. Khi bị phơi nhiễm, chúng sẽ gây ra bệnh Parkinson làm rối loạn sự vận động của cơ thể.

  • Tiềm ẩn của bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dư lượng thuốc trừ sâu tích lũy trong cơ thể người thông qua việc tiêu thụ thực phẩm có liên quan đến hàng loạt những căn bệnh ung thư như: Ung thư máu, u tủy, ung thư não, ung thư gan, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn… Đặc biệt, trẻ em chính là đối tượng dễ chịu tác động từ hóa chất còn tồn đọng trong rau quả.

cach-rua-rau-chuyen-khong-tuong-3

Các nhà khoa học tại Trường đại học California (Mỹ) cũng cảnh báo rằng: Thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác tồn đọng trong rau quả có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trong cuộc sống sau này ở trẻ

Xem Thêm : MẸO GIÚP BẢO QUẢN RAU QUẢ TƯƠI, KHÔNG BỊ MẤT CHẤT DINH DƯỠNG

2.  cách rửa rau quả đúng cách

Ngâm giấm loãng

Cho rau quả vào chậu nước, sau đó cho chút giấm vừa đủ vào chậu. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Sau đó vớt rau củ quả ra, rửa lại sạch với nước, để ráo và sử dụng.

Ngâm nước muối

Đặt rau củ hoặc hoa quả vào chậu, xả nước chìm. Hòa tan hỗn hợp 4 cốc nước ấm với 2 thìa muối, đổ vào chậu rau củ quả. Ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó vớt rau, củ, quả ra, rửa lại kỹ với nước lạnh.

cach-rua-rau-chuyen-khong-tuong-3

Lưu ý: Không nên áp dụng phương pháp này đối với các loại trái cây vỏ mỏng. Vì như thế nước muối sẽ làm hỏng trái cây.

Gọt vỏ

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để loại bỏ lưu lượng hóa chất trên thực phẩm tươi. Trừ những loại vỏ mỏng hoặc không có vỏ, cuống.

Các loại rau như bắp cải, cần tây, rau diếp… thì nên cắt bỏ phần ngọn hoặc phần ngoài cùng của chúng.

rua-rauqua-chuyen-khong-tuong

Không dùng thuốc tẩy

Khi dùng thuốc tẩy trên rau quả, những hóa chất trong thuốc tẩy không những bị bám lại trên lỗ hấp thụ của vỏ mà từ đó còn gây ra thêm nhiều hệ lụy khác.

Rửa rau với nước lạnh

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 75%-80% lượng thuốc trừ sâu giảm đi đáng kể sau khi được rửa bằng nước lạnh. Nhưng giải pháp thực sự ở đây nằm ở việc bạn chà xát vỏ ngoài của chúng như thế nào.

Rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch

Cách tốt nhất để làm sạch rau củ quả là rửa chúng trực tiếp dưới vòi nước. Bạn nên chà xát nhẹ nhàng trong khoảng một phút. Không nên chà mạnh tay để rau bị dập nát.

Phun trực tiếp dung dịch Vkill lên bề mặt

Đây là phương pháp mới, áp dụng công nghệ điện phân từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, do công ty TNHH Giải pháp Công nghệ UHC Việt Nam sáng chế. Nước ion từ trường Vkill giúp loại bỏ đến 99.9% vi khuẩn, tạp chất dính trên rau quả.

 

Bạn chỉ cần:

  • Xịt nước ion từ trường Vkill phủ đề lên bền mặt rau, quả, trái cây
  • Dùng tay đảo đều cho thực phẩm phủ đều dung dịch
  • Để 5 phút sau đó rửa lại dưới vòi nước sạch.

3. Một số sai lầm thường mắc phải khi rửa rau

Ngâm rau trong nước quá lâu

Đa số các chị em nội trợ thường cho rằng, ngâm rau trong nước càng lâu càng tốt. Bởi thời gian ngâm càng lâu thì hiệu quả loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn trong rau càng cao. Tuy nhiên, cứ tưởng đang rửa rau đúng cách nhưng đây lại là một sai lầm.

Ngâm lâu trong thời gian dài sẽ làm mất đi các dưỡng chất tự nhiên có trong rau. Hơn nữa, các chất hóa học bảo quản thực phẩm và cả chất trừ sâu trên rau vốn dĩ đã được làm sạch sẽ theo nước ngâm thấm ngược lại vào bên trong rau.

Vì thế, để rửa rau đúng cách hơn, thay vì ngâm rau trong nước, bạn chỉ cần xả rau trực tiếp dưới vòi nước sạch là được.

Chỉ rửa rau khoảng 2 – 3 lần

Nhiều người thường nghĩ rằng, rửa rau với nước sạch khoảng 2-3 lần là đã có thể làm sạch rau. Những vi khuẩn còn lại sẽ tự động bị “tiêu diệt” khi nấu và chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao. Đây là một quan niệm rửa rau đúng cách vô cùng sai lầm. Rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

 

Bụi bẩn, đất cát có thể bám trong các kẽ rau mà bạn không thể làm sạch chỉ sau 2-3 lần rửa với nước. Hơn nữa, kí sinh trùng, vi sinh vật, ấu trùng, trứng giun sán và các chất hóa học, thuốc trừ sâu trên rau vẫn sẽ “cứng đầu” bám trên rau nếu bạn chỉ rửa rau với nước khoảng 2-3 lần.

Thái, cắt rau rồi mới mang đi rửa

Thái, cắt rau trước rồi rửa có phải là một phương pháp rửa rau đúng cách? Rau được cắt nhỏ ra sẽ dễ rửa và dễ sạch hơn? Trên thực tế, việc cắt rau trước rồi mới rửa rau không hề tăng hiệu quả làm sạch rau mà ngược lại còn phản tác dụng. Nó khiến rau mất đi các dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, bạn nên chú ý rửa thật sạch rau trước rồi mới bắt đầu cắt, thái.

cach-rua-rau-cu-dung-cach-9

Đó là một vài lưu ý để rửa rau đúng cách và thật sạch mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Đối với những loại quả, bạn nên dùng khăn sạch để lau thật khô sau khi rửa nhé. Hy vọng với những cách  rửa rau quả đúng cách. Bạn có thể mang đến những bữa ăn an toàn cho cả gia đình!