[THƯƠNG TRƯỜNG] Hạn chế gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của việc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh đến từ nguyên liệu đến quy trình chế biến ra thành phẩm.
Sáng ngày 22/12/2021, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức buổi Toạ đàm “Nước ion từ trường rửa rau quả, gia cầm và thủy hải sản Vkill – Khuyến cáo về an toàn thực phẩm”. Hãy cùng xem Báo Thương Trường Nói Gì Vkill trong bài viết này . Chắc Chắn đây sẽ là các kiến thức cực kì cần thiết cho sức khỏe và cuộc sống gia đình của bạn!!!
Nguyên Nhân
Chia sẻ tại buổi tọa đàm các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của việc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Đến từ nguyên liệu đến quy trình chế biến ra thành phẩm.
Đối với nông sản: sử dụng nhiều thuốc trừ sâu tăng trưởng trong quá trình trồng trọt. Thậm chí, vì hiệu quả diệt trừ trước mắt, nhiều người đã sử dụng các loại thuốc bị cấm dùng trong nông nghiệp. Cùng với đó là sự tùy tiện trong liều lượng và thiếu tuân thủ thời gian cách ly. Sau khi phun, dẫn đến tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản vượt ngưỡng an toàn, khả năng gây ngộ độc cao.
Đối với thịt, cá, hải sản: Nhiều người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng cho gia súc, gia cầm… Cá và hải sản được tẩm ướp hàn the và chất bảo quản. Thậm chí là cả phân đạm, hay dùng hóa chất tẩy rửa công nghiệp. Để có thể loại bỏ mùi hôi tanh để chúng trông tươi ngon và lâu bị ươn.
Thực phẩm được chế biến, đóng gói và bán ở nơi không hợp vệ sinh, dính bùn đất, bụi bặm, nấm mốc. Nơi dễ sinh sôi của ký sinh trùng, vi khuẩn và ấu trùng, giun sán, vi khuẩn e-coli…
Thực Phẩm Đông Lạnh
Bên cạnh đó, thói quen người tiêu dùng hiện nay mua thực phẩm về thường bỏ vào tủ không sơ chế hay rửa sạch để bảo quản. Chính vì vậy tình trạng nhiễm khuẩn chéo đối với thực phẩm sống và chín trong tủ không đảm bảo. Điều đó dễ gây ngộ độc hoặc giảm giá trị dinh dưỡng nếu không biết cách
Thịt động vật sau khi giết mổ khoảng 4 tiếng là vi khuẩn đã xâm nhập. Gây nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm độc thức ăn cao. Trên thực tế, để có hàng đem bán, người ta thường giết mổ từ sáng sớm khoảng 1-2. Trong khi người dùng 7-8h mới ra chợ mua về, thậm chí là 11-12h. Như vậy trong khoảng thời gian đó, vi khuẩn đã xâm nhập vào các khối thịt.
Đối với thủy hải sản: Thời gian đánh bắt dài trên biển kéo dài đến 3 tháng. Để bảo quản thường sử dụng đá, nhưng không ít ngư dân dùng urê, hóa chất để ướp hải sản được tươi lâu hơn. Người dùng có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thủy hải sản tẩm ướp urê, hóa chất
Rau Củ Qủa
Còn đối với rau quả là những loại thực phẩm rất nhanh bị hỏng và thối rữa nếu để trong thời gian dài. Nó được qua tay rất nhiều người trước khi đến với người tiêu dùng. Tiếp xúc với khói bụi trong quá trình vận chuyển và bày bán nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật. Bên cạnh đó, việc làm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng khiến rau củ quả bị nhiễm độc ngày càng nhiều.
Chính vì vậy, để bảo quản rau củ quả, thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng thì cần sơ chế chúng cẩn thận và bảo quản đúng cách.
Thói Quen Sai Lầm Của Người Tiêu Dùng
Hiện nay đa số người dân Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp sơ chế truyền thống. Là rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch hoặc bằng nước muối pha loãng. Tuy nhiên làm sạch bằng những phương pháp này vẫn tạo cơ hội để cặn bẩn, vi khuẩn và hóa chất tồn đọng.
Khi rửa rau củ quả dưới vòi nước sạch có thể loại bỏ nhiều vi khuẩn gây hại. Nhưng một trong số các loại vi khuẩn vẫn có khả năng kháng cự lại làn nước. Có khi chúng còn bám chặt hơn vào thực phẩm. Tuy nhiên nếu kỳ cọ quá mạnh tay có thể gây dập nát rau củ quả, dễ gây hư hỏng hơn.
Nhiều người tin rằng rửa thực phẩm bằng nước muối pha loãng. Có thể loại bỏ vi khuẩn, trứng giun sán, tồn dư thuốc trừ sâu. Tuy nhiên hành động này chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt được một số loại vi khuẩn. Đối với các loại thực phẩm nhiễm hóa chất thì việc ngâm vào nước muối sẽ không có tác dụng gì. Trong khi đó, ngâm thực phẩm vào nước muối còn gây mất chất dinh dưỡng, dập nát thực phẩm, giảm độ ngon khi nấu.
Tác hại Của Thực Phẩm Không Vệ Sinh Cẩn Thận
Tác hại của thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể đến ngay. Gây ra đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm hoặc thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn có thể, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thế hệ sau. Những chất độc hại trong thực phẩm tích tụ dần dần trong cơ thể. Dẫn đến những căn bệnh không báo trước như “ung thư”. Các chất này có thể gọi tên như: Aflatoxin, thuốc chống thối. Màu hóa học, đường hóa học, thuốc trừ sâu, Cloramphenicol, thuốc diệt cỏ… Chúng ngấm dần qua từng tế bào, làm gánh nặng cho gan. Về lâu dài gây ra các bệnh mãn tính và nguy hiểm nhất là ung thư…
Xem Chi Tiết Thông Tin Báo thương trường nói gì vkill : Tại đây