9 dấu hiệu của thú cưng cần đưa đến bác sĩ thú ý ngay lập tức
Nhiều người nuôi thú cưng thường có thắc mắc rằng làm thế nào để nhận biết các tình trạng sức khỏe của thú cưng, trong khi đa phần những người nuôi thú cưng không thể hiểu được tiếng nói của chúng. Theo một nghiên cứu của bác sĩ Saron Camvel thì tại do etipet care thú cưng của bạn bị bệnh đều có biểu hiện và triệu chứng ra bên ngoài. Những triệu chứng này sẽ báo động tình trạng sức khỏe của chúng và một số biểu hiện sẽ báo động thú cưng của bạn cần chăm sóc thú y khẩn cấp. Vậy những biểu hiện đó là gì, hãy theo dõi bài viết này nhé !
Mỗi dấu hiệu liên quan đến một tình trạng y tế nghiêm trọng có khả năng gây tử vong
- Cố gắng đi vệ sinh
Đây là một trong những biểu hiện có thể thấy rõ khi quan sát thú cưng của mình, nếu bạn thấy các bé có dấu hiệu này thì bạn nên đưa thú cưng của mình đi khám thú y ngay lập tức. Đây là dấu hiệu của khối u hoặc các vấn đề về dây thần kinh, cụ thể là sỏi bàng quang làm ngăn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Áp lực của nước tiểu tích tụ càng lớn thì có thể làm vỡ bàng quang hoặc gây ra suy thận, bệnh thận ở thú cưng.
- Ngất xỉu, suy sụp đột ngột, bất tỉnh, động kinh
Bất kỳ triệu chứng nào trong số này đều có thể chỉ ra các vấn đề như thiếu máu, bệnh truyền nhiễm, các vấn đề về phổi.
- Thể trạng yếu, không đứng vững. lắc lư và kéo chân sau
Những triệu chứng này có thể phản ứng vấn đề não, cột sống, tim hoặc phổi. Nếu một con mèo hoặc một chó kéo chân ra sau, đó thường là hành động do chúng tạo ra nhằm cho máu lưu thông, có thể chúng đang bị mắc một cục máu đông nằm ở các động mạch. Vì vậy, chúng cần được kiểm tra và điều trị ngay lập tức nếu không thú cưng của bạn có thể mất vĩnh viễn chức năng của chi sau.
- Chán ăn, nôn mửa lặp đi lặp lại nhiều lần, tiêu chảy, không uống nước hoặc ăn uống không hiệu quả
Những triệu chứng này thường được nhìn thấy cùng nhau, nếu bạn nhận thấy bãi nôn hoặc phân của thú cưng có lẫn máu thì chúng có thể đã ăn phải thức ăn có chứa chất độc (chất chống đông, thực vật độc…), hoặc có thể chúng bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- Khó thở, nghẹt thở hoặc ho liên tục
Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn, nghẹt thở cho thấy có thứ gì đó mắc vào khí quản của thú cưng khiến chúng không thở được nó có thể cho thấy khí quản đang xẹp xuống hoặc một bệnh truyền nhiễm được gọi là viêm khí quản. Nếu thú cưng của bạn ho ra máu hay đưa ngay thú cưng đến cơ sở y tế.
- Nheo mắt, sưng mắt hoặc chảy máu mắt, mũi hoặc miệng
Chảy máu mắt có thể chỉ ra một số bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn. Chẳng hạn như máu của động vật không đông lại bình thường, ngoài ra đôi khi chấn thương làm cho một mắt bị bật ra khỏi hốc, đó là điều đau đớn và nghiêm trọng. Khi đó, bạn phải đưa thú cưng đến bác sĩ thú y ngay lập tức nếu không thú cưng của bạn sẽ có thể bị mất thị lực.
- Chân tay bị sưng hoặc đi khập khiễng
Những triệu chứng này có thể thú cưng đang bị chấn thương cơ, gãy xương hoặc bệnh lime, tổng thể sưng lên hoặc nổi mề đay có thể cho thấy phản ứng của dị ứng dẫn đến sốc phản vệ. Nếu thú cưng đi khập khiễng nhiều hơn một ngày thì đó là lúc bạn nên gọi cho bác sĩ thú y. Nếu thú cưng của bạn không thể đứng dậy được thì đó là một trường hợp khẩn cấp.
- Rên rì, run rẩy không lý do
Một số thú cưng có dấu hiệu bị căng thẳng khi có bắn pháo hoa hoặc giông bão thì đó là chuyện bình thường. Nhưng khi chúng lo lắng tỏ ra bất thường không có các triệu chứng rõ ràng khác thì rất có thể chúng đang bị đau ở đâu đó. Đây chắc chắn là một nguyên nhân rất đáng ló ngại.
- Thở hổn hển quá mức
Chó thở hổn hển vì chúng không thể đổ mồ hôi như con người, vì vậy chó con rất dễ say nắng trong thời tiết nóng bức có thể nhanh chóng gây tử vong khi nhiệt độ chúng tăng lên quá mức và các cơ quan của chúng ngừng hoạt động. Đó là lý do tại sao việc để thú cưng trong ô tô nóng hoặc để chúng ra ngoài trời nắng nóng mà không có cách thoát nhiệt sẽ gây ra rủi ro rất lớn.
Phải làm gì khi bạn nhận thấy dấu hiệu trên ở thú cưng ?
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong những dấu hiệu trên hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y để tìm hiểu xem bạn nên làm gì ở nhà trước khi mang thú cưng đến bệnh viện thú y. Cách tốt nhất là sử dụng điện thoại để quay video về hành vi của thú cưng rồi gửi cho bác sĩ để được hướng dẫn sơ cứu tạm thời. Khi đến phòng khám, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra và xét nghiệm kỹ hơn để cho ra kết quả chính xác. Từ đó sẽ có hướng điều trị tốt nhất và nhanh nhất cho thú cưng của bạn.
Trên đây là 9 dấu hiệu bạn cần đưa thú cưng đến thú y cấp cứu ngay lập tức. Hy vọng với những thông tin mà Nước ion từ trường Vkill chia sẻ sẽ giúp bạn chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất. Hãy theo dõi Nước ion từ trường Vkill để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé !